Tại sao nên cho con đi học có hệ đào tạo song ngữ

Chào mừng bạn đến với Website bán hàng chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi!
Tại sao nên cho con đi học có hệ đào tạo song ngữ
Tại sao nên cho con đi học có hệ đào tạo song ngữ

Các bậc phụ huynh có con nhỏ đến tuổi đi học luôn đắn đo việc có nên cho con đi học trường mầm non song ngữ hay không trong khi ngôn ngữ mẹ đẻ còn chưa hoàn chỉnh, liệu việc học ngoại ngữ quá sớm có ảnh hưởng đến tâm lý, sinh và sinh hoạt thường này.

Bài viết dưới đây là một lời giải thích cho những thắc mắc trên.

Phân biệt ngôn ngữ thứ hai, ngoại ngữ và song ngữ

  • Ngôn ngữ được thực hiện và nắm bắt bởi: phonology (âm của ngôn ngữ), vocabulary (vốn từ vựng), grammar (ngữ pháp) discourse (cách các câu được ghép lại với nhau), pragmatics (luật sử dụng ngôn ngữ). Ngôn ngữ thứ hai được sử dụng trong môi trường học tập, làm việc và sinh sống bình thường như ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếp nhận ngôn ngữ thông qua quá trình vô thức, không bị ràng buộc bởi các khái niệm ngữ pháp đúng sai, thường thì ngôn ngữ này được người học tiếp nhận song song với ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai nếu nhuần nguyễn sẽ trở thành tiếng nói thứ hai và không tác động nhiều đến tiếng mẹ đẻ
  • Ngoại ngữ sử dụng chủ yếu trong lớp học, theo một thời khóa biểu nhất định. Học ngoại ngữ là quá trình tiếp thu chủ động của người học thông qua các bài học tập trung vào những nội dung đã được định hướng từ ban đầu. Hiệu quả giao tiếp đạt được sau nhiều năm học không đồng đều, sự thành trong việc học ít ảnh hưởng đến đời sống của người học.
  • Song ngữ là học hai ngôn ngữ cùng một lúc. Chương trình song ngữ có hơn một ngôn ngữ được sử dụng, chủ yếu dành cho trẻ em.
  • Hiện nay có rất nhiều trường mầm non áp dụng chương trình song ngữ Việt – Anh trong trường mầm non. Ở trường, trẻ vừa được củng cố, phát triển tiếng Việt, vừa được học tiếng Anh. Quá trình học song ngữ mang lại cho trẻ em sự phát triển ngôn ngữ, xây dựng vốn từ phong phú và giúp trẻ tự tin và nâng tầm tư duy.
  • Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, việc học song ngữ không hề ảnh hưởng đến quá trình đọc, nói và viết tiếng mẹ đẻ. Từ 0 đến 6 tuổi, ngôn ngữ (bao gồm âm thanh, mặt chữ và ngữ nghĩa) là điều mới lạ cần được khám phá. Độ tuổi này là thời điểm vàng để bé làm quen và học ngôn ngữ. Nếu tiếng Anh được sử dụng nhiều khi ở trường và ở nhà thì trí nhớ của bé sẽ ghi lại và bật ra khi trẻ biểu lộ muốn một cách tự nhiên.
  • 5-10 là giai đoạn trẻ ham học hỏi nên học ngoại ngữ rất dễ dàng. Cho trẻ học tiếng Anh từ lúc bé bắt đầu học nói sẽ hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ như nhau.

Phương pháp học song ngữ hiệu quả

  • Tạo ra môi trường ngoại ngữ ở nhà trường và ở gia đình. Trẻ cần được sống trong môi trường mà mọi người đều giao tiếp bằng thứ tiếng mà trẻ đang được học. Nếu trẻ học tiếng Anh, thì thầy cô và bạn bè trên lớp cũng nói tiếng Anh, bố mẹ anh chị em ở nhà cũng phải nói nhiều tiếng Anh. Nếu cha mẹ không đủ vốn tiếng Anh để dạy con thì có thể cho bé nghe các bài hát tiếng Anh, nghe đĩa học tiếng Anh để trẻ làm quen nhiều hơn.
  • Nói nhiều hơn viết.
  • Các trẻ có khả năng về ghi nhớ hình ảnh nên hãy để bé tiếp xúc với hình ảnh nhiều hơn. Từ ngữ được diễn đạt thông qua hình ảnh, màu sắc sẽ lưu lại lâu hơn.
  • Để đạt được hiệu quả tối đa, thầy cô hoặc cha mẹ cần phải linh hoạt trong phương pháp, đừng ép con theo bất cứ giáo trình nào hoặc phân định đúng sai khi trẻ đang học. Mục đích của người lớn là giúp  trẻ nói ngoại ngữ tự nhiên chứ không phải là buộc trẻ học cho đúng ngữ pháp. Vì thế hãy động viên và khen ngợi trẻ đúng lúc, thay đổi cách thức liên tục để tạo hứng thú cho trẻ.

 

Thống kê truy cập
Quảng cáo
    logo1logo2logo3logo3logo3