Ghi nhận Hoạt động thiện nguyện trong Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò 2016

Chào mừng bạn đến với Website bán hàng chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi!
Ghi nhận Hoạt động thiện nguyện trong Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò 2016
Ghi nhận Hoạt động thiện nguyện trong Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò 2016

Ghi nhận Hoạt động thiện nguyện 

Tại Tuần Văn hóa – Du lịch Mường Lò 2016

 

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Yên Bái  phối hợp chỉ đạo UBND thị xã Nghĩa Lộ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu tổ chức " Tuần Văn Hóa – Du lịch Mường Lò 2016 diễn ra từ ngày 16/9/2016 đến 18/9/2016".

 

 

 

 

 

Hàng loạt các hoạt động tái hiện nét đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc như: triển lãm ảnh nghệ thuật; phố ẩm thực; chương trình chiếu phim, thư viện lưu động; các hoat động thể thao, tái hiện lễ hội Hạn Khuống – không gian giao duyên và đặc biệt là hoạt động diễu diễn đường phố với chủ đề “Lung linh sắc màu Tây Bắc” - Hình thức diễu diễn đường phố với 6 điệu xòa cổ dân tộc Thái vùng Tây Bắc của 1000 người trải dài 4km đường phố -là lần đầu tiên được diễn ra.

 

 

 

 

Đây là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cộng đồng các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và với văn hóa Việt Nam nói chung. Sự kiện đã thu hút hàng triệu triệu người từ trong và ngoài nước tham dự.

Góp phần tạo nên thành công cho Lễ hội quy mô lớn này, Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trãi đã thực hiện chuyến thiện nguyện “Kết nối yêu thương” bằng các hoạt động thiết thực của sinh viên Khoa Thẩm mỹ - Đẹp như: Trang điểm, hóa trang, thiết kế tóc cho các diễn viên biểu diễn Màn đại xòe trong đêm hội chính.

Từ 8h sáng ngày 16/9/2016, dưới sự chỉ đạo của Thầy Trần Thành Vinh – Trưởng phòng Đào Tạo và Giảng viên Đỗ Thị Thiết – Trường Khoa Thẩm mỹ  - Đẹp, thầy và trò trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trãi đã tập kết tại địa điểm ngoại biên sân khấu đường phố chính để chuẩn bị cho việc lấy số lên danh sách, lập lịch cho các đoàn diễn viên cần trang điểm, hóa trang.

 

 

 

 

 

400 người đã đăng kí trong đó có cả nam lẫn nữ, các độ tuổi khác nhau và ở các bản làng khác nhau.

 

 

 

 

Căn cứ từng điệu xòa và từng nét đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng dân tộc mà thầy cô và các học viên của nhà trường đưa ra các phong cách trang điểm,hóa trang, tạo mẫu tóc cho phù hợp.

36 điệu xòe đặc sắc xuất phát từ 6 điệu xòe cổ đặc trưng.

  1. Với điệu xòe “Khắm khăn mơi lẩu” nghĩa là “nâng khăn mời rượu”  đây là điệu xòe thể hiện nét đặc trưng giao tiếp ứng xử của đồng bào dân tộc Thái thì phong cách trang điểm phải đằm thắm nhẹ nhàng nhưng phải ấn tượng thể hiện đời sống nội tâm rất dồi dào chất chứa và e ấp nhưng lại phồn thực.

 

 

 

 

 

  1. Với điệu xòe “Phá xí”  - điệu múa thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng người Thái. Cho dù có ai phải chia xa bốn phương trời mười phương đất thì cũng luôn nghĩ về nhau, yêu thương nhau và hướng về cội nguồn. Với điệu xòe này thì những phần hóa trang vẽ biểu tượng đặc trưng của cộng đồng lồng ghép trong biểu tượng hình ảnh của quốc gia là vô cùng quan trọng.

 

 

 

 

 

  1. Với điệu xòe “Nhôm khăn” – hay còn gọi là Tung khăn những cô gái Thái xúng xính trong các dịp lễ hội vui của làng bản. Vì thế phong cách trang điểm, hóa trang và làm tóc lại phải thể hiện sự vui tươi, niềm nhiệt huyết và văn hóa sinh hoạt cộng đồng.

 

 

 

 

 

 

  1. Với điệu xòe “Đổn hôn” – điệu xòe so le tiến lùi của nhóm múa nhưng không vượt quá vòng tròn đã định. Tính tượng trưng của điệu xòe này dù đất trời có đổi thay, cuộc sống có nhiều bon chen cực nhọc thì người với người vẫn phải gắn bó với nhau, tình nghĩa vẫn là điều tiên quyết gắn kết và làm nên cuộc sống này. Do vậy phong cách trang điểm, hóa trang đòi hỏi phải làm nổi bật tính tượng trưng đầy ý nghĩa này.

 

 

 

 

  1. Với điệu xòe “Khắm khen” – nghĩa là nắm tay cùng xòe. Có thể nói đây là điệu xòe cơ bản trong nghệ thuật dân vũ của dân tộc Thái, điệu xòe thể hiện tình đoàn kết và ý chí vượt khó của đồng bào bản địa. Với điệu xòe này phong cách trang điểm không được quá vui tươi mà lại thể hiện những khuôn mặt đăm chiêu, vất vả mà vẫn tràn đầy năng lượng.

 

 

 

  1. Và cuối cùng là điệu “Ỏm lọm tốp mư” – điệu xòe vòng tròn cổ tay. Do vậy những diễn viên biểu diễn màn xòe này bàn tay lại rất là quan trọng, sự vận động của đôi chân và bàn tay chiếm đến 90 phần trăm trong màn biểu diễn do vậy tạo ra những điểm nhấn cho cố tay, cổ chân là rất quan trọng.

 

 

 

 

Mỗi điệu xòe ẩn chứa một tư tưởng nhưng có điều đặc biệt là dù điệu xòe nào đi chăng nữa thì đồng bào dân tộc Thái vẫn giữ mái tóc truyền thống đen dài và óng mượt của mình. Do vậy thiết kế tóc cho họ đòi hỏi cần có sự tinh tế: vừa đáp ứng mong muốn ấn tượng khác biệt cho mỗi cá nhân vừa giữ được nét truyền thống đặc sắc của bản làng.

 

 

 

 

 

 

 

Diễn viên biểu diễn màn đại xòe trong lễ hội có cả các em học sinh từ lớp 3 lớp 4 cho đến các cụ cao tuổi. Do vậy quá trình tiếp xúc, diễn đạt, truyền tải từ người được trang điểm, hóa trang và người trang điểm, hóa trang cũng là một thử thách đối với các học viên trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trãi. Đồng bào các dân tộc vùng núi Phía Bắc rất thân thiện nhưng không dễ bày tỏ cảm xúc và đôi khi là khó khăn để có thể cởi mở, sẻ chia. Nắm bắt được mong muốn của họ và hóa trang, trang điểm làm cho họ hài lòng không phải là điều dễ dàng.

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài các diễn viên và diễn viên quần chúng tham gia lễ hội, Đoàn thiện nguyện của nhà trường còn cắt tóc tạo kiểu cho đồng bào các dân tộc.

 

 

 

 

 

 

Trong 3 ngày hoạt động tại lễ hội, đoàn công tác của nhà trường đã trang điểm, hóa trang gần 400 diễn viên quần chúng. Bằng chính công việc này các học viên có phần thực hành hết sức thiết thực, sống động, các em không những vui vì có cơ hội đóng góp những kĩ năng đã học được cho cộng đồng, đồng thời được thể hiện tài năng của mình, trao và nhận niềm tin yêu ở chính công việc của mình. Đặc biệt cũng từ hoạt động này sự khơi gợi và lan tỏa về tình yêu nghề nghiệp cho các học sinh và con em  đồng bào các dân tộc bản địa. Rất nhiều diễn viên quần chúng là học sinh cấp III mong muốn được chia sẻ thông tin về nhà trường, về các khoa đào tạo và đặc biệt là khoa Thẩm mỹ - Đẹp.

 

 

 

 Hạnh phúc vì được điểm tô nhan sắc, vui cười vì được chia sẻ yêu thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương trình thiện nguyện “Kết nối yêu thương” đã kết thúc tốt đẹp mang lại nhiều cảm xúc cho những người tham gia đặc biệt là các học viên của nhà trường. Một chuyến đi “vừa học vừa hành” –  một cơ hội thể hiện, đóng góp cho cộng đồng - là một lần chậm lại giữa cuộc sống xô bồ để trau dồi, chia sẻ, tái tạo tâm hồn tiếp sức cho ngày mai tiếp tục học tập và lao động.

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

Thống kê truy cập
Quảng cáo
    logo1logo2logo3logo3logo3